Đánh giá chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt bằng quy chuẩn nào?
Hiện nay, khi nói đến chất lượng nước sinh hoạt thì phần lớn mọi người đều không biết nước nhà mình có phải là nước sạch không và nhiều người vẫn cho rằng nước máy là nguồn nước sạch vì nó phải đạt quy chuẩn cho phép do Bộ Y Tế ban hành. Có khá nhiều quy chuẩn để đánh giá chất lượng nước như: QCVN 01: 2009/ BYT, QCVN 02:2009/BYT, QCVN 16: 2010/BYT .Vậy quy chuẩn đánh giá chất lượng nước sinh hoạt Việt Nam do Bộ Y Tế ban hành là quy chuẩn nào?
QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt.
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, sinh hoạt, nước dùng cho các cơ sở để chế biến thực phẩm
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nước).
QCVN 02: 2009/BYT: Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là nước sinh hoạt).
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nước).
Cá nhân và hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng cho mục đích sinh
QCVN 1-6: 2010/BYT: Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai được sử dụng với mục đích giải khát. Quy chuẩn này không áp dụng đối với thực phẩm .
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai tại Việt Nam hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Vậy với các nguồn nước máy thành phố ta sử dụng QCVN 01:2009/BYT để đánh giá chất lượng nước máy.
Với nguồn nước giếng mà do cá nhân hoặc hộ gia đình tự khai thác sử dụng thì ta sử dụng QCVN 01: 2009/ BYT.
Với nước đóng chai: Sử dụng: QCVN 1-6: 2009 để đánh giá chất lượng nước.
>>> Xem ngay : Tiêu chuẩn về nước sinh hoạt quy định mới nhất từ Bộ y tế
Dấu hiệu nhận biết nước máy bị ô nhiễm
- Nước đục: Nước có chứa nhiều các tạp chất lơ lửng, các loại hợp chất hữu cơ, đấy, cát, cặn có kích thước lớn
- Nước nhiễm sắt, phèn: Nước có mùi tanh, màu vàng đậm,để vài tiếng có cặn màu nâu đỏ, có váng vàng, các vật dụng trong gia đình bằng sành sứ nhanh bị hoen ố, các vật dụng bằng kim loại như van, vòi khóa, dao… nhanh bị sét rỉ……………
- Nước nhiễm Mangan: Các vật dụng trong gia đình có hiện tượng bám cặn màu đen, đặc biệt là các thiết bị bằng sành sứ như bồn cầu, bồn tắm, bình nóng lạnh… mặt nước có váng đen, bám chặt vào dụng cụ đựng nước, khi nấu ăn, thức ăn lâu chín hơn.
- Nước cứng: Nước có váng trên bề mặt và hiện tượng cặn trắng, đặc biệt là khi đun nước, hiện tượng cặn trắng xuất hiện nhiều ở đáy ấm. Các thiết bị trong gia đình như vòi hoa sen, bình tắm nóng lạnh có các mảng bám trắng
- Nước nhiễm amoni: Nước có màu ánh vàng, nước trong, không đóng cặn, càng để lâu cả trong bóng tối và trong nắng đề vàng hơn, mùi nồng, thịt luộc bằng nước nhiễm amoni có màu hồng, đỏ.
- Nước nhiễm Nitrit: Thịt luộc bằng nước nhiễm Nitrit có màu hồng, đỏ do nitrit ức chế khả năng chuyển hóa hồng cầu
- Nước nhiễm clo :Khi lượng clo dư lớn hơn tiêu chuẩn cho phép bạn xả nước từ vòi ra sẽ ngửi thấy mùi clo rất sốc ( giống như mùi thuốc tẩy)
- Nước bị nhiễm H2S: Nước có mùi trứng thối, thường gặp ở nước ngầm
>>>Xem thêm: Thật thông minh khi biết nên mua máy lọc nước RO hay nano