Khái niệm, cơ chế và phân loại bệnh tiểu đường.
Khái niệm:
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh tiểu đường là mức đường trong máu luôn tăng cao, ở giai đoạn mới phát người bệnh thường xuyên thấy khát nước, khô miệng, tiểu nhiều về đêm.
Cơ chế gây ra bệnh tiểu đường:
Giải thích cho quá trình này như sau: Khi chúng ta ăn uống thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường glucose. Để sử dụng được đường glucose thì khi đó tuyến tụy sẽ sản xuất ra insulin và loại hooc môn nội tiết này lại có nhiệm vụ giúp vận chuyển đường glucose đi vào các tế bào trong cơ thể để sinh ra năng lượng. Khi quá trình xử lý này hoạt động một cách không bình thường tức là đường glucose không được vận chuyển đi đến các tế bào, kết quả làm cho lượng đường glucose trong máu sẽ luôn cao mà các tế bào lại thiếu đường. Đây chính là cơ chế hình thành nên bệnh tiểu đường.
Phân loại bệnh tiểu đường:
Bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 1 là dạng tiểu đường phụ thuộc vào insulin phát sinh do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn đã tấn công vào các tế bào của tuyến tụy làm cho các tế bào của tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin. Khi không có insulin các tế bào trong cơ thể sẽ không sử dụng được đường glucose, do đó lượng đường glucose trong máu sẽ tăng cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải được tiêm insulin để duy trì cuộc sống. Đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường là trẻ em và thanh thiếu niên.
Bệnh tiểu đường tuýp 2:
Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là đái tháo đường tuýp 2 không giống với bệnh tiểu đường tuýp 1 đây là dạng tiểu đường không phụ thuộc vào insulin và xảy ra phổ biến hơn, đối tượng mắc chính là độ tuổi từ 40 trở lên nhưng đôi khi cũng có thể bắt gặp bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người có độ tuổi rất trẻ. Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát sinh do tuyến tụy vẫn sản xuất ra insulin, nhưng insulin lại không thực hiện được chức năng vốn có của nó có nghĩa là cơ thể trở nên đề kháng với insulin, khiến cho lượng đường trong máu sẽ tăng cao.
Theo số liệu thống kê cho biết, tỷ lệ tử vong do tiểu đường gây ra cao ngang ngửa với tỷ lệ tử vong do ung thư, HIV và một số bệnh nan y khác.
Chính vì sự nguy hiểm của căn bệnh này, chúng ta cần có nền tảng kiến thức hiểu biết chắc chắn để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi sự xâm nhập của chúng.
Các loại thực phẩm phòng chống bệnh tiểu đường
Có tới 90% số người mắc bệnh tiểu đường là do dinh dưỡng và do lối sống không lành mạnh- ăn nhiều chất béo, các đồ chiên, rán có nhiều dầu mỡ, nhiều đường và ít vận động. Các loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có ảnh hưởng khá nhiều đến bệnh tiểu đường. Vì vậy chúng ta cần có một chế độ ăn hợp lý để có thể phòng chống các loại bệnh tật nói chung cũng như bệnh tiểu đường nói riêng.
Các loại thực phẩm phòng chống bệnh tiểu đường:
Mướp đắng:
Hàng trăm nghiên cứu trên thế giới chứng minh mướp đắng giúp giảm lượng đường trong máu, giảm lượng HbA1C và giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường rất tốt (đặc biệt là biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh ngoại biên).
Trong mướp đắng xanh có chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường
Trà xanh
Theo nghiên cứu trà xanh giúp điều hoà lượng đường trong máu, do đó có thể ngăn ngừa hay làm giảm bệnh tiểu đường.
Cá hồi
Là một nguồn phong phú các axit béo omega-3, chất béo lành mạnh giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim, thu nhỏ vòng eo, giảm viêm và cải thiện tình trạng kháng insulin. Cá hồi cũng là một trong những nguồn cung cấp vitamin D tốt cho cơ thể.
Cá ngừ
Cá ngừ cũng chứa nhiều omega-3 và một lượng lớn vitamin D. Tuy nhiên, cá ngừ thường có khả năng bị nhiễm thủy ngân, một hợp chất có thể gây ra các vấn đề về thần kinh. Để an toàn, hãy chắc chắn mua cá ngừ tươi và ăn với mức độ vừa phải.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh là loại rau rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Súp lơ xanh có nhiều chất xơ và chất chống oxy hoá. Nó cũng giàu crôm, có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Sử dụng thực phẩm này cho bệnh nhân tiểu đường trong súp, món ăn mì ống và thịt hầm, hoặc xào với tỏi.
Bí ngô
Theo những kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa và chữa trị được bệnh tiểu đường.
Rau dền
Rau dền rất thích hợp với người tiểu đường, kèm theo táo bón vì rau dền giàu Magiê – là chất có vai trò chữa trị tiểu đường, cao huyết áp, táo bón.
Quả mâm xôi
Do chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa polyphenol, quả mâm xôi cũng là lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường.
Dưa chuột
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nước ép dưa chuột chứa loại hormone cần thiết tốt cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
Đậu
Chế độ ăn gồm nhiều loại đậu, đỗ có thể giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đậu là nguồn chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn kiêng, nó không những giúp no lâu, làm giảm sự tiêu hóa thức ăn mà còn ổn định đường huyết sau khi ăn. Chính vì vậy mà đậu làm ổn định được lượng đường trong máu.
Lạc
Bằng cách ăn lạc hàng ngày, bệnh nhân tiểu đường có thể phòng tránh được không chỉ là thiếu dinh dưỡng, mà còn giúp ngăn chặn được sự phát triển của các biến chứng về mạch máu.
Măng tây
Măng tây cũng là một loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể hấp thụ glucose.
Rau diếp cá
Đây là loại rau giàu chất xơ. Ngoài rau diếp, các loại rau màu xanh khác cũng rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Chúng chứa nhiều vitamin B có tác dụng làm giảm mức độ homocysteine, một loại axit amin nếu tiêu thụ nhiều có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Cà rốt
Trong khi các loại đường có các loại thực phẩm chuyển thành đường trong máu một cách nhanh chóng, thì đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm chạp. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nó cung cấp beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tố.
Hành tây
Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.
Quả bơ
Quả bơ có màu xanh đậm và được biết đến như là một thực phẩm “béo”. Tuy nhiên, chất béo trong trái bơ là chất béo tốt và rất cần thiết thể nâng cao độ nhạy cảm insulin. Trái bơ cũng chứa nhiều axit flic, vitamin C, kali và vitamin E (rất cần thiết cho giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và tổn thương dây thần kinh). Ngoài ra, quả bơ cũng rất giàu chất xơ khiến nó trở thành một trong những thực phẩm tốt nhất dành cho bệnh nhân tiểu đường
Nước giấm:
Nước giấm là thực phẩm phòng ngừa bệnh tiểu đường có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Các nhà nghiên cứu thấy rằng việc uống khoảng 2 thìa giấm trước mỗi bữa ăn sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu bệnh nhân tiểu đường tới 25%. Đặc biệt uống giấm rượu táo trong bữa ăn sẽ giảm lượng đường trong máu tới 30%.
Quế:
Quế là thực phẩm phòng chống bệnh tiểu đường
Uống 1/4 thìa bột quế mỗi ngày giúp tăng phản ứng với insulin, giảm chứng viêm sưng ở phụ nữ lớn tuổi, và giúp làm giảm lượng đường ở bệnh nhân tiểu đường.
Táo
Táo có tác dụng ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học táo là thực phẩm giúp phòng ngừa tiểu đường rất tốt vì thực phẩm này có lượng chất quercetin cao. Những nguồn giàu quercetin khác là cà chua, dâu tây và các loại rau có lá xanh cũng là nguồn thực phẩm giúp giảm mắc bệnh tiểu đường.
Tỏi
Tỏi làm hạ thấp lượng đường cũng như làm tăng lượng insulin trong máu. Các bạn nên thường xuyên ăn tỏi để tránh được nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường.
Cam
Cam là nguồn thực phẩm giúp hạn chế mắc tiểu đường vì cam có chứa nhiều vitamin C và các chất chống ôxy hoá, nên bệnh nhân tiểu đường có thể dùng cam để ăn vặt hàng ngày và thường xuyên.
>>> Xem thêm: Lợi ích từ việc uống nước điện giải thường xuyên