Xử lý nước cũng giống như “chữa bệnh”, cần phải biết nguồn nước nhà mình “mắc bệnh gì” rồi mới lên phương án chữa.
Nguồn nước cấp của thành phố Hà Nội hiện nay đa phần được xử lý từ nguồn nước ngầm. Do vậy, nguồn nước ngầm có hàm lượng Asen, amoni cao khiến các nhà máy nước lâu đời, công nghệ lạc hậu đã không thể xử lý triệt để các chất độc hại này. Điều đáng báo động là tình trạng nguồn nước ngầm của thành phố ngày càng bị ô nhiễm.
Theo đánh giá của UNICEF cho thấy, khu vực phía Nam Hà Nội bị nhiễm asen rất nặng, thậm chí đứng đầu danh sách các địa chỉ ô nhiễm asen trên toàn quốc như Pháp Vân, Tương Mai, Linh Đàm, Nam Dư (Hoàng Mai), Hạ Đình (Thanh Xuân), Quỳnh Lôi (Hai Bà Trưng), Mỹ Đình (Nam Từ Liêm), Đông Lỗ (Ứng Hòa), Liên Phương, Khánh Hà (Thường Tín), Thọ Xuân (Đan Phượng), Phương Trung (Thanh Oai)… đặc biệt Thanh Trì là khu vực có lượng asen trong nước ngầm cao nhất.
Theo Tiến sĩ Vũ Ngọc Duy – Giảng viên khoa Hóa học trường ĐH Khoa học tự nhiên ĐHQGHN và là chuyên gia cộng tác viên của “ Phòng chuyên gia nước Enterbuy” : quy trình công nghệ xử lý nước ngầm thường trải qua 4 giai đoạn: Làm thoáng – Lắng tiếp xúc – Lọc cát – Sát trùng. Quy trình này xử lý tốt Sắt, tuy nhiên thực tế nhiều trạm xử lý không tốt do thiết kế sai, chỉ xử lý được một phần Asen (60 – 80 %), Mangan, phần nhỏ Amoni, … do hấp phụ trên cặn sắt. Vì thế chất lượng nước cấp tới các hộ gia đình hiện nay nhiều nơi không được đảm bảo.
Khi được hỏi về tác hại của asen, amoni trong nước sinh hoạt , tiến sỹ Duy đã nêu lên rất nhiều bằng chứng khoa học cụ thể:
Tác hại của Amoni với nồng độ trong máu trên 100ug/ lít sẽ gây rối loạn ý thức; trên 200 ug/l gây hôn mê, co giật. Nguyên nhân là do amoni dễ chuyển hóa thành nitrit và nitrat. Nitrit có tác dụng oxy hóa hemoglobin có trong hồng cầu, biến hemoglobin (giữ chức năng vận chuyển oxy của tế bào máu) thành methemoglobin, chất này không có khả năng chuyên chở oxy, do đó khi bị ngộ độc nitrit thì cơ thể sẽ có các biểu hiện như khó thở, ngột ngạt. Vì thế, nước có hàm lượng amoni cao, đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, gây nên chứng bệnh blue baby – xanh xao ở da trẻ nhỏ.
Nitrit trong cơ thể cũng dễ tác dụng với các axit, amin tạo thành nitrosamin – một chất tiền ung thư. Hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích lũy lâu ngày trong gan gây ra hiện tượng nhiễm độc, ung thư gan.
Tiến sỹ cũng cung cấp những thông tin rất cụ thể và các dấu hiệu để nhận biết: “sau bao lâu bạn sẽ bị nhiễm độc asen mãn tính?”
Trước tình trạng nguồn nước sinh hoạt ở nhiều nơi chưa đảm bảo, những chiếc máy lọc nước ra đời đã giúp cho chất lượng nước của người dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, cũng không phải gia đình nào cũng có điều kiện để trang bị những thiết bị hiện đại này. Bên cạnh đó, tiến sỹ Duy cũng khẳng định: “ Không có một máy lọc nước nào là vạn năng, có thể lọc được mọi nguồn nước ô nhiễm”. Xử lý nước cũng giống như “chữa bệnh”, cần phải biết nguồn nước nhà mình “mắc bệnh gì” rồi mới lên phương án chữa. Những nguồn nước có hàm lượng các chất ô nhiễm asen, amoni ở mức độ quá cao, các máy lọc nước gia đình thông thường trên thị trường không thể xử lý được. Với những nguồn nước như vậy, các hộ gia đình nên tìm đến các trung tâm có các chuyên gia ngành nước để được tư vấn giải pháp xử lý các chất độc hại trước, sau đó mới lắp đến các máy lọc gia đình.
“Để lựa chọn thiết bị lọc nước phù hợp cho gia đình cần căn cứ dựa trên đặc điểm nguồn nước đang sử dụng, ngoài ra thiết bị lọc nước bắt buộc phải có dịch vụ bảo trì thay thế lõi lọc định kỳ được các chuyên gia tính toán dựa trên lượng nước sử dụng, thông số của nhà sản xuất cũng như các chỉ tiêu nước trước lọc thì chất lượng nước mới có thể đảm bảo lâu dài trong suốt quá trình sử dụng”
T.S Vũ Ngọc Duy
Nguồn: Phòng chuyên gia nước Enterbuy Việt Nam
Nguồn: http://dantri.com.vn/tu-van/chu-dong-xu-ly-nuoc-nhiem-asen-20150817083450155.htm