TDS là gì
TDS : Total Dissolved Solids – Tổng chất rắn hoà tan, là tổng số các ion mang điện tích, bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định, thường được biểu thị bằng hàm số ppm (phần ngìn). TDS thường được lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ sạch của nguồn nước.TDS từ đâu ra? Chất rắn hoà tan đang nói đến ở đây tồn tại dưới dạng các ion âm và ion dương. Do nước luôn có tính hoà tan rất cao nên nó thường có xu hướng lấy các ion từ các vật mà nó tiếp xúc.
Tổng chất rắn hòa tan (TDS) được phân biệt với tổng chất rắn lơ lửng (TSS), trong đó chất rắn lơ lửng không thể lọt qua mắt sàng hai micromet và vẫn còn lơ lửng vô hạn định trong dung dịch.
Hai phương pháp chủ yếu để đo tổng chất rắn hòa tan là gravimetry (phân tích trọng lượng) và conductivity (độ dẫn điện). Các phương pháp phân tích trọng lượng là chính xác nhất và liên quan đến việc làm bay hơi các dung môi chất lỏng và đo khối lượng phần dư còn lại. Phương pháp này thường là tốt nhất, mặc dù là nó tốn nhiều thời gian.
Hiện nay thông thường sử dụng phương pháp độ dẫn điện để đo TDS do nó cho kết quả nhanh, tương đối chính xác và thực hiện đo
đơn giản.
Bút đo TDS
>>> Xem thêm: Thực hư việc sử dụng bút thử nước để kiểm tra nước sạch?
TDS cao là nước nhiễm bẩn có đúng như không?
Rất nhiều người vẫn có suy nghĩ sai lầm khi đánh giá chất lượng nước dựa trên chỉ tiêu TDS. Với nước ăn uống, sinh hoạt thì chất lượng nước tốt nước không chỉ là nước không chứa các chất ô nhiễm, độc hại mà nó còn phải chứa các loại khoáng chất tự nhiên tốt cho cơ thể.
TDS : Theo quy chuẩn không được vượt quá 1000mg/l đối với nước sinh hoạt .TDS càng nhỏ chứng tỏ nước càng sạch (nếu quá nhỏ thì gần như không còn khoáng chất ).Nước có TDS rất nhỏ là nước càng tinh khiết, độ tinh khiết cao là khoáng chất bị mất đi, mất khoáng thì nguồn nước coi như là nguồn nước chết hay nói cách khác nước đó chỉ đáp ứng 50% yêu cầu đối với nước ăn uống là nước chỉ sạch mà không có khoáng.
Nước có TDS nhỏ là nước sạch, nhưng điều ngược lại không phải luôn đúng tức là nước có TDS cao chưa chắc đã không an toàn, có thể do nó chứa nhiều ion có lợi. Các loại nước khoáng thường không bị giới hạn về TDS.
Ví dụ: Nước có TDS = 3- 5 ppm: Nước rất sạch, coi như nước tinh khiết. Tuy nhiên nước lại không chứa các khoáng chất tự nhiên vậy nên nó không tốt khi sử dụng lâu dài mà không có sự bổ sung tốt các khoáng chất qua con đường ăn uống.
Nước có TDS= 175 ppm nhưng không chứa các thành phần chất ô nhiễm mà chứa các loại khoáng chất có lợi như Canxi, Magie, Natri, Sắt…. thì nước đó rất tốt cho cơ thể vậy nên suy nghĩ nước có TDS cao là nước nhiễm bẩn là hoàn toàn sai lầm.
Với Việt Nam, do đặc điểm địa hình nhiều đồi núi có chứa nhiều đá vôi nên hàm lượng Canxi khá cao vì vậy nên các mẫu nước thường độ cứng độ cứng cao, tuy nhiên cũng rất ít mẫu vượt quá tiêu chuẩn.Canxi là một khoáng chất tốt, cung cấp canxi cho cơ thể, khi có mặt của Canxi trong nước nó sẽ làm cho TDS trong nước cao vì vậy đa số các mẫu nước tự nhiên, đặc biệt là nước giếng khoan có TDS rất cao. Các chất ô nhiễm độc hại cũng làm TDS cao nhưng nếu chỉ đo TDS thì ta chưa khẳng định được là nước đó là nước bẩn hay nước có khoáng. Muốn xác định chất lượng nước thì cần phải xét nghiệm các chỉ tiêu có trong nước để có kết quả chính xác nhất.
>>>Xem thêm: Thật thông minh khi biết nên mua máy lọc nước RO hay nano