Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn).
Nguyên nhân trực tiếp gây ung thư là sự sai hỏng của ADN, tạo nên các đột biến ở các gene thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như các cơ chế quan trọng khác. Các tế bào trong cơ thể được “lập trình” để phát triển, biệt hóa và chết đáp ứng với một hệ thống phức tạp của các tín hiệu hóa sinh. Ung thư xuất hiện là do có một dòng tế bào thoát khỏi sự phát triển theo chương trình được lập sẵn và trở nên có khả năng sinh sản một cách không hợp lý. Một hoặc nhiều đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát và tạo thành khối u. Khối u là một khối mô bất thường, có thể ác tính, tức ung thư hoặc lành tính, tức không ung thư. Chỉ những khối u ác tính thì mới xâm lấn mô khác và di căn.
Yếu tố gián tiếp gây ra ung thư đó là: Di truyền, môi trường.
- Di truyền: Yếu tố di truyền chiếm < 10% khả năng gây ra ung thư. Những người có quan hệ huyết thống gần gũi với bệnh nhân mắc bệnh ung thư có nguy cơ mắc bệnh ung thư từ 2 hai đến 3,5 lần hơn là những người khác.
Đó là kết quả của sự di truyền gen yếu tố gen.Một tỷ lệ nhỏ khoảng dưới 10% là do những tổn thương gen có sẵn trong cơ thể, có thể di truyền. Các đột biến ẩn dấu trong ADN của chúng ta và truyền qua nhiều thế hệ sau nhưng không phải sẽ di truyền cho tất cả con của người này. Chỉ khoảng 50% con sẽ nhận di truyền các gene đó. Trong số những người con có gene sinh ung thư này cũng không phải tất cả sẽ bị ung thư.
Đa phần đột biến trong các gen cảm biến về ung thư được di truyền theo gen trội, nghĩa là trẻ có 50% xác suất kế thừa đột biến từ cha/mẹ bị bệnh. - Môi trường : Chiếm hơn 80% khả năng gây ung thư.
Một nhà sinh lý học, bác sĩ y khoa người Đức Ông Otto Heinrich Warburg đã khám phá ra nguyên nhân chính gây bệnh ung thư năm 1923 và đã nhận Giải Nobel về phát minh này năm 1931.Ông đã chỉ ra rằng tất cả các dạng ung thư được xác định bởi 2 tình trạng cơ bản là nhiễm axit và thiếu hụt oxy (lack of oxygen), còn các tế bào khỏe mạnh mang tính kiềm.Một báo cáo mới được công bố bởi đại học Stony Brook (New York) cho thấy cứ 10 bệnh ung thư thì có tới 9 loại được hình thành do những yếu tố tác động bên ngoài như môi trường sống hoặc thói quen sinh hoạt của con người. Thậm chí, các nhà khoa học còn chỉ ra những tác nhân chủ đạo gây ra bệnh ung thư bao gồm uống rượu, hút thuốc, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và ô nhiễm không khí.Các yếu tố này tác động đến cơ thể khiến cơ thể trở sinh ra nhiều gốc tự do và trở nên mang tính axit.
Cơ thể ta luôn sản sinh ra các gốc tự do, tuy nhiên dưới tác động của môi trường làm cho cơ thể sinh ra rất nhiều gốc tự do hơn và làm môi trường trong cơ thể trở nên axit hơn vậy nên đây chính là môi trường cho ung thư phát triển
Ăn uống như thế nào để phòng chống ung thư.
Chế độ ăn để phòng chống ung thư:
Để làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách ăn uống, chúng ta nên:
– Ăn uống cân bằng, đủ chất dinh dưỡng.
– Ăn nhiều rau quả tươi. Tốt hơn nữa là hãy trộn chúng lại.
– Vứt bỏ lá ngoài của bắp cải, xà lách và các loại rau khác.
– Ăn nhiều chất xơ cũng có thể làm giảm nguy cơ một số bệnh ung thư trong đó có ung thư đại trực tràng.
– Cắt giảm lượng muối và đường trong công thức nấu ăn nếu có thể. Đường chứa nhiều calo nhưng ít chất dinh dưỡng dễ gây thừa cân.
– Ăn các thực phẩm chế biến ít thường xuyên hơn.
– Nấu và ăn ở nhà thường xuyên hơn giúp kiểm soát lượng muối và lượng chất béo.
– Ăn sáng đều đặn, đầy đủ chất dinh dưỡng
– Nên chọn chất béo không bão hòa có trong quả bơ, bơ thực vật, dầu như dầu ô liu… Omega-3 là một loại chất béo không bão hòa được tìm thấy trong dầu cá như cá hồi, cá trích và cá thu, đậu nành…
– Bớt ăn thịt, cá… chiên, nướng với nhiệt độ quá cao, nhất là mỡ động vật (các chất làm gia tăng nguy cơ ung thư có thể hình thành ở nhiệt độ cao).
– Nên ướp thịt, cá trước khi nấu ăn.
– Không sử dụng hộp đựng bằng nhựa để làm nóng thức ăn trong lò vi sóng, ngoại trừ loại được dán nhãn an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng.
– Không ăn thức ăn có dấu hiệu của nấm mốc.
– Tránh uống nước ô nhiễm (chất asen có thể tăng nguy cơ một số loại ung thư) như nước giếng chưa được kiểm nghiệm. Chất clo dùng để làm sạch nước nhưng nếu chất này quá nhiều có thể tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
– Hạn chế uống rượu bia…
Các loại thực phẩm hỗ trợ phòng chống ung thư:
Trái cây và rau quả rất giàu chất dinh dưỡng chống ung thư. Thức ăn càng có nhiều màu sắc thì càng chứa nhiều chất dinh dưỡng:
Ăn cà chua
Cà chua chữa ung thư nhờ vào lycopene – sắc tố làm cho cà chua có màu đỏ . Một số nghiên cứu có liên quan đến ăn cà chua để giảm nguy cơ bị một số loại ung thư bao gồm ung thư tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng các sản phẩm cà chua chế biến như nước trái cây, nước sốt hoặc cà chua nghiền tăng khả năng chống ung thư.
Trà xanh:
Mặc dù các bằng chứng vẫn còn chưa chắc chắn, nhưng trà, đặc biệt là trà xanh, có thể là một nhân tố rất mạnh để chiến đấu chống ung thư. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy trà xanh làm chậm hoặc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư trong các tế bào ruột già, gan, vú và tuyến tiền liệt. Trà cũng có tác dụng tương tự cho mô phổi và da. Trong một số nghiên cứu dài hạn, trà gắn liền với rủi ro thấp hơn về khả năng ung thư bàng quang, dạ dày, và ung thư tuyến tụy.
Nho
Nho và nước ép nho, đặc biệt là nho màu tím và màu đỏ có chứa resveratrol. Resveratrol có chất chống oxy hóa mạnh và đặc tính kháng viêm do đó sẽ có tác dụng phòng chống bệnh khá tốt.
Đậu nành
Các thực phẩm từ đậu lành chứa rất nhiều chất ức chế protease có tác dụng chống ung thư. Ngoài ra, đậu nành cũng là một nguồn thực phẩm giàu axit phytic và chất genistein giúp ngăn chặn khối u ăn vào các mạch máu.
Ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt không chỉ giàu chất xơ, có cảm giác no, mà còn là nguồn oryzanol, lignan tốt nhất, những dưỡng chất thực vật này có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến hormone như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, nên tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt ở mức độ vừa phải. Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, trong ăn uống hàng ngày, người khỏe mạnh nên hấp thụ 30- 50g chất xơ, trong chế độ ăn có 6 phần ngũ cốc nguyên hạt + 4 phần ngũ cốc tinh chế là thích hợp nhất.
Ớt
Chất capsaicin trong ớt có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách cải thiện khả năng của cơ thể hòa tan máu đông, chống lại viêm nhiễm. Capsaicin làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, thậm chí làm chết các tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào xung quanh.
Dâu tây
Quả dâu tây và những loại quả cùng họ với nó như cây việt quất hay cây mâm xôi đều chứa các tác nhân giúp chống lại bệnh ung thư. Ngoài ra, chúng cũng rất giàu chất Vitamin C và axit ellagic giúp tăng cường sức đề kháng và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Chuối
Theo một nghiên cứu của Viện Kardinska trên 61.000 phụ nữ, những người ăn chuối 4-6 lần/tuần sẽ giảm được nửa nguy cơ ung thư gan so với những người không ăn. Đó là vì chuối giàu chất chống ôxy hóa fenolics, giúp chống ung thư.Một số loại rau củ khác như cà rốt, củ cải cũng có những tác dụng tương tự.
Sữa chua
Sữa chua một thực phẩm lên men bổ dưỡng, chứa các vi khuẩn Lactobacillus, giúp sản sinh ra nhiều hoạt chất sinh học đáng ngạc nhiên như: acid nucleic các acid amin các loại vitamin và khoáng chất. Với những hoạt chất quý giá đó, Lactobacillus đã từng điều trị một cách có hiệu quả các chứng bệnh như: ung thư (gan, dạ dày, phổi,…); bệnh tim và bệnh đường ruột.
Cà rốt
Như rau cải và rau bina, cà rốt có chứa carotenoid, một nhóm chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa ung thư trực tràng.
Quả bơ
Vitamin B rất quan trọng để có được một hệ thống thần kinh và các tế bào não ổn định. Quả bơ cung cấp một số lượng vitamin B khổng lồ. Vì vậy, loại quả này rất hữu ích trong việc chiến đấu chống căng thẳng. Ngoài ra, thực phẩm này có chứa chất chống oxy hóa và chất phytochemical giúp ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Bên cạnh đó, quả bơ là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt cho cơ thể.
Cam
Sự mệt mỏi căng thẳng nhanh chóng được hạ nhiệt mỗi khi cơ thể được tiếp thêm vitamin C và cam chứa lượng vitamin C lớn. Các nghiên cứu được thực hiện bởi các tổ chức nghiên cứu công nghiệp đã chứng minh rằng khi cơ thể tiêu thụ loại trái cây này, sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư lên đến 50% trong miệng, dạ dày và thanh quản.
Tỏi
Trong tỏi có nhiều alliin, chất này có tác dụng chống ung thư cực tốt.
Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi
Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa chua, tôm, cua, cá… sẽ giúp phòng ngừa ung thư kết tràng. Canxi có thể khống chế sự phát triển của búi trĩ kết tràng trong cơ thể người.
Súp lơ
Một thành phần quan trọng có trong súp lơ là Sulforaphane, chất này có công dụng chống ung thư hiệu quả.
Uống các loại đồ uống như thế nào để phòng chống ung thư?
Hạn chế uống các loại đồ uống có đường như các loại nước ngọt, đồ uống có tính axit hoặc tính cồn. Đa số các loại nước ngọt có tính axit. Cũng theo phát biểu của Otto Heinrich Warburg: Các tế bào ung thư mang tính axit, tế bào khỏe mạnh mang tính kiềm. Vì vậy để phòng chống ung thư, ta nên sử dụng các loại đồ uống có tính kiềm và có khả năng khử oxy hóa như: các loại nước ép trái cây hay đơn giản nhất là sử dụng nước ion kiềm.
Thiết bị tạo nước ion kiềm là một thiết bị y tế được sử dụng rộng rãi trong bệnh viện. Nước ion kiềm với tính khử oxy hóa cao, tính kiềm cao, nó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
>>> Xem ngay Uống nước ion kiềm để phòng chống ung thư