Nội dung chính
Tìm hiểu về bệnh tiểu đường.
-
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh tiểu đường là mức đường trong máu luôn tăng cao, ở giai đoạn mới phát người bệnh thường xuyên thấy khát nước, khô miệng, tiểu nhiều về đêm
-
Cơ chế gây ra bệnh tiểu đường:
Giải thích cho quá trình này như sau: Khi chúng ta ăn uống thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường glucose. Để sử dụng được đường glucose thì khi đó tuyến tụy sẽ sản xuất ra insulin và loại hooc môn nội tiết này lại có nhiệm vụ giúp vận chuyển đường glucose đi vào các tế bào trong cơ thể để sinh ra năng lượng. Khi quá trình xử lý này hoạt động một cách không bình thường tức là đường glucose không được vận chuyển đi đến các tế bào, kết quả làm cho lượng đường glucose trong máu sẽ luôn cao mà các tế bào lại thiếu đường. Đây chính là cơ chế hình thành nên bệnh tiểu đường.
-
Phân loại bệnh tiểu đường:
Bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 1 là dạng tiểu đường phụ thuộc vào insulin phát sinh do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn đã tấn công vào các tế bào của tuyến tụy làm cho các tế bào của tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin. Khi không có insulin các tế bào trong cơ thể sẽ không sử dụng được đường glucose, do đó lượng đường glucose trong máu sẽ tăng cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải được tiêm insulin để duy trì cuộc sống. Đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường là trẻ em và thanh thiếu niên.
Bệnh tiểu đường tuýp 2:
Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là đái tháo đường tuýp 2 không giống với bệnh tiểu đường tuýp 1 đây là dạng tiểu đường không phụ thuộc vào insulin và xảy ra phổ biến hơn, đối tượng mắc chính là độ tuổi từ 40 trở lên nhưng đôi khi cũng có thể bắt gặp bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người có độ tuổi rất trẻ. Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát sinh do tuyến tụy vẫn sản xuất ra insulin, nhưng insulin lại không thực hiện được chức năng vốn có của nó có nghĩa là cơ thể trở nên đề kháng với insulin, khiến cho lượng đường trong máu sẽ tăng cao.
-
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
Nguyên nhân:
Tiểu đường do di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường Gen được truyền từ bố mẹ cho con. Gen giúp thực hiện tạo ra các Protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh đái tháo đường.
Đái tháo đường do hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.
Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý.
Do béo phì và lười vận động: Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh đái đường.Biện pháp để phòng chống bệnh tiểu đường
Uống nước ion kiềm mỗi ngày
Thường thì những người uống nước nhiều hơn mỗi ngày ít có nguy cơ mắc bệnh đường máu cao, so với những người uống lượng nước ít mỗi ngày. Đặc biệt là nước ion kiềm, loại nước sử dụng khá nhiều trong bệnh viện để phục vụ điều trị và hỗ trợ cho các bệnh nhân tiểu đường. Nước ion kiềm có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, các tác nhân gây đột biến gen vì vậy làm cho insulin có thể hoạt động, vận chuyển đường một cách bình thường.Vì thế, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh tiểu đường là bạn nên uống nước ion kiềm và chia làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống khoảng 8 ly nước hoặc mỗi ngày bạn nên uống 1-2 lít nước. Việc uống nước ion kiềm không chỉ hỗ trợ phòng chống bệnh tiểu đường mà còn nhiều loại bệnh khác như: Ung thư, tim mạch, gout….Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Nghiên cứu của Hiệp hội tiểu đường Mỹ cho biết, ngay cả những người béo phì cũng giảm được 70% nguy cơ phát bệnh tiểu đường nếu họ giảm được 5% trọng lượng cơ thể, kể cả khi không tập thể dục thể thao. Ví dụ nếu bạn nặng 80 kg, thì bạn chỉ cần giảm 4 kg cũng có tác dụng. Nhưng lời khuyên tốt nhất vẫn là nên đưa cân nặng về mức trung bình. Để giảm cân hiệu quả, bạn cần tăng cường tập luyện nhằm đốt cháy lượng mỡ thừa, có lối sống lành mạnh, tăng cường ăn rau, củ, quả và hạn chế những thực phẩm nhiều mỡ.
Di chuyển, vận động và thường xuyên tập thể dục
Giảm cân bằng cách tập thể dục là điều vô cùng quan trọng dù bạn đang ở bất kì lứa tuổi nào . Tập thể dục giảm cân chính là cách phòng ngừa bệnh tiểu đường tốt nhất. Mỗi ngày bạn tập thể dục đều đặn buổi sáng và buổi trong vòng ít nhất 15 phút sẽ làm giảm được 80% nguy cơ bị tiểu đường. Bạn có thể tập thể dục bằng cách tập các bài tập nhẹ như yoga, khiêu vũ hoặc các lớp bơi lội vì những môn tập này không đòi hỏi nhiều việc di chuyển và thể lực. Mục đích của việc luyện tập này là để cơ thể bạn được vận động di chuyển cơ thể và làm giảm lượng calo trong cơ thể.Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
Để phòng ngừa bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng quan trọng. Gia đình bạn hoặc những người bị bệnh tiểu đường nên ăn nhiều ngũ cốc. Ăn nhiều ngũ cốc không chỉ giúp bạn có thân hình đẹp mà còn làm giảm nguy cơ ung thư vú, tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao và đột quỵ. Gạo lứt có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2, nhưng ngũ cốc nguyên hạt (chưa xay bỏ vỏ) như kê, đậu, ngô, lúa mì còn tốt hơn. Bạn có thể ăn thêm giấm vì theo Đông y, giấm chua hoặc giấm thanh đều đóng vai trò như một loại thuốc hạ đường huyết Precose đang bán trên thị trường. Bạn có thể trộn giấm với salad hoặc nấu cùng món ăn đều mang lại tác dụng cao. Chúng đều có tác dụng kiềm chế bệnh tiểu đường hiệu quả.
Không hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích, gây nghiện.
Đối với những người bị bệnh tiểu đường thuốc lá đặc biệt nguy hiểm với cơ thể.
Bệnh tiểu đường khiến cho lượng đường trong máu cao, kết hợp với các tác dụng, các chất có trong thuốc lá sẽ làm cho mạch máu bị thu hẹp, gây khó khăn trong việc lưu thông máu. Lưu thông máu ở các động mạch vành gặp khó khăn khiến não không được cung cấp đủ oxy, là nguyên nhân của đau tim và đột quỵ bất ngờ.
Hút thuốc cũng hạn chế tuyến tụy sản xuất insulin và hoạt động điều hòa của insulin, dẫn đến thiếu hụt insulin. Sự thiếu hụt insulin sẽ gây ra bệnh tiểu đường hoặc làm bệnh thêm trầm trọng.
Ngủ đủ giấc, đúng giờ.
Gottlieb và các cộng sự ở ĐH Y khoa Boston tiến hành nghiên cứu ở 1.486 người trong độ tuổi từ 53 đến 93. Những người này sẽ trả lời bảng câu hỏi về giấc ngủ của mình và các chuyên gia sẽ kiểm tra lượng đường trong máu và mức độ dung nạp glucose ở những người này. Kết quả kiểm tra cho thấy 20,9% bị tiểu đường và 28,8% khác bị giảm lượng đường trong máu. Nếu ngủ ít hơn 6 giờ một đêm thì 27,1% bị tiểu đường và 8,4% bị giảm lượng đường trong máu nếu ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm. Kết quả cho thấy 8,6% ngủ nhiều hơn 9 giờ mỗi đêm.
Không uống rượu bia hay các đồ uống có tính cồn hoặc rượu
Uống rượu quá nhiều gây ra chứng bệnh mỡ trong máu cao.Về mặt lâm sàng chứng minh được, người uống rượu không chỉ làm cho mỡ máu tăng cao mà còn duy trì trong thời gian dài. Đối với những bệnh nhân điều trị bằng insulin uống rượu khi đói bụng dễ gây ra đường máu thấp
Uống cà phê
Uống khoảng 4-5 tách cà phê/ngày có thể giúp giảm 29% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Kết quả này đã được rút ra sau khi các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Harvard (Mỹ) kiểm tra 126.210 phụ nữ uống cà phê. Các nhà khoa học tin rằng, chất cafein có thể giúp tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, do vậy có thể giúp ngừa hiệu quả bệnh tiểu đường.
Thăm khám sức khỏe định kỳ.
Cách phòng và chữa trị bệnh dễ dàng nhất là khám bệnh thường xuyên để phát hiện bệnh sớm. Bạn cần phải biết lượng đường trong máu bạn như thế nào, đặc biệt là trong gia đình bạn đã có người bị tiểu đường. Hãy xét nghiệm máu định kỳ và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh tốt nhất.
Hạn chế thức ăn nhanh
Theo các chuyên gia, các loại thức ăn nhanh có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và chất béo. Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Minnesota (Mỹ), đã tiến hành khảo sát chế độ ăn của 3.000 người có thể trọng bình thường, độ tuổi từ 18-30. Kết quả cho thấy, những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn hai lần mỗi tuần, tăng hai lần khả năng cơ thể kháng insulin và tăng 4,5kg so với những người ăn thức ăn nhanh ít hơn một lần mỗi tuần.