Tiểu đường thai kỳ là gì?
Khái niệm: Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường trong thời gian mang thai, là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai do rối loạn chức năng chuyển hóa. Nếu một phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai nhưng chưa bao giờ bị tiểu đường trước đó thì được chẩn đoán là tiểu đường trong thai kỳ.
Khi cơ thể hoạt động dạ dày và ruột non của bạn tiêu hóa chất bột đường trong thức ăn thành một loại đường đơn gọi là glucose. Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể của bạn. Sau khi tiêu hóa, glucose di chuyển vào dòng máu để cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn.
Để đưa glucose ra khỏi dòng máu và đi vào trong các tế bào của cơ thể bạn, tuyến tụy của bạn tạo ra một nội tiết tố gọi là insulin. Bạn được chẩn đoán là mắc bệnh đái tháo đường nếu cơ thể bạn không tạo ra đủ lượng insulin, hay các tế bào của bạn không thể sử dụng được nó. Thay vào đó, glucose tích lại trong máu của bạn, gây nên đái tháo đường, hay đường trong máu cao.
Nguyên nhân:
Thứ nhất: Trong thời gian mang thai, nhau thai bao quanh em bé phát triển sản xuất cao một loạt các kích thích tố. Hầu như tất cả chúng làm giảm tác động của insulin ở các mô, qua đó nâng cao đường trong máu. Độ cao vừa phải của đường trong máu sau bữa ăn là bình thường trong khi mang thai. Khi em bé phát triển, nhau thai sản xuất nhiều kích thích tố hơn do đó hạn chế càng tác dụng của insulin làm gia tăng lượng đường trong máu đến một mức độ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của em bé. Chỉ số tiểu đường khi mang thai cho phép 50-100 mg/dL.
thứ 2: Do trong quá trình mang bầu, các bà bầu thường có chế độ ăn với nhiều chất dinh dưỡng, chất đường và tinh bột, nên lượng đường vào cơ thể nhiều hơn.
Đây là 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ
Một số trường hợp đái tháo đường trong thai kỳ có gây ra những ảnh hưởng đến thai nhi:
- Nếu người mẹ có lượng đường huyết cao do tiểu đường thai kỳ không kiểm soát được, thai nhi cũng sẽ có đường huyết cao.
Tuyến tụy của em bé sẽ cần phải sản xuất thêm insulin để kiểm soát lượng đường trong máu cao.Glucose dư thừa trong máu của bé sẽ được lưu trữ dưới dạng mỡ và điều này sẽ dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn sau: - Thai nhi quá to khiến quá trình chuyển dạ gặp nhiều khó khăn.
- Lượng đường trong máu thấp, còn được gọi là hạ đường huyết ngay sau khi sinh.
- Có nguy cơ cao tử vong trước hoặc sau khi sinh.
- Bé cũng có nguy cơ sinh ra với chứng vàng da. Vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
- Ngoài re em bé cũng có nguy cơ bị thừa cân và phát triển bệnh tiểu đường loại 2 khi lớn lên
- Trẻ có thể khó thở và cần cung cấp khí oxy hay hỗ trợ khác—gọi là hội chứng suy hô hấp
Tiểu đường trong thai kỳ ảnh hưởng đến các bà mẹ như thế nào?
- Bị tăng huyết áp và có quá nhiều protein trong nước tiểu – một tình trạng gọi là tiền sản giật. Tiền sản giật xảy ra trong nửa sau của thai kỳ, nếu bệnh không được điều trị sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ và bé, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
- Phải mổ để lấy thai vì em bé quá lớn.
- Bị trầm cảm
- Phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 và các vấn đề khác kèm với bệnh này.
Cách phòng chống tiểu đường thai kỳ
Cách tốt nhất để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ là giữ lượng đường trong máu ở mức cân bằng, tránh nguy cơ tăng đường huyết trong giai đoạn mang thai.
Biện pháp duy nhất để phòng chống tiểu đường khi mang thai các bà bầu hãy thực hiện theo đúng nguyên tắc: Luôn kiểm soát được cân nặng và chế độ ăn uống phù hợp + Vận động hợp lý + Phát hiện sớm nhất để luôn kiểm soát được bệnh.
Luôn kiểm soát cân nặng và chế độ ăn phù hợp khi mang thai.
Một thực tế theo tâm lý của các mẹ khi đang mang thai thường có nhu cầu ăn uống rất nhiều một phần tâm lý mong muốn cho thai nhi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất nhất, nên đôi khi các bà bầu ăn uống quá mức dẫn tới tăng cân quá nhanh là một điều thực sự không tốt. Chúng ta nên hiểu rằng cái gì quá cũng không tốt, ăn sao cho luôn tốt nhất cho sức khỏe đảm bảo thai nhi luôn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Nếu bà bầu để tăng cân quá nhanh nhất là tuần thứ 24 – 28 thì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy theo lời khuyên của các bác sĩ để phòng tránh tiểu đường cho bà bầu, các thai phụ nên có một chế độ ăn uống khoa học để luôn kiểm soát được cân nặng của mình khi mang thai.
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng mức tăng cân của bà mẹ mang thai trong thời gian 9 tháng lý tưởng nhất là từ 10 -12kg. Trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng từ 4-5kg và 3 tháng cuối tăng từ 5-6kg. Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4kg thì người mẹ có nguy cơ bị đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai, đứa trẻ thường chỉ đạt cân nặng dưới 2.5kg.
Hãy vận động hợp lý để phòng chống tiểu đường thai kỳ
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý thì thai phụ nên vận động phù hợp để tránh việc tăng cân không thể kiểm soát được dẫn tới mắc bệnh tiểu đường khi mang thai.
Phát hiện sớm ra tiểu đường thai kỳ giúp kiểm soát được bệnh tốt hơn
Theo các bác sĩ, đái tháo đường ở phụ nữ mang thai rất dễ có những biến chứng thai sản. Sức khoẻ của người mẹ cũng bị đe doạ trước những biến chứng đái tháo đường. Đó là biến chứng võng mạc, bệnh nhân có thể bị nặng lên rất nhanh trong thời kỳ có thai, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và con; biến chứng bệnh mạch máu lớn, vi mạch có thể làm giảm tuần hoàn nhau thai, đây là biến chứng đe doạ đến sự sống của thai nhi.
Ngoài ra, đối với bà mẹ không được chẩn đoán hoặc những bà mẹ đái tháo đường thai kỳ không được quản lý tốt có nguy cơ thai to và phải can thiệp khi sinh. Nguy cơ hạ đường huyết sơ sinh, vàng da, hạ canxi máu… làm tăng nhu cầu sử dụng phương tiện chăm sóc đặc biệt.
Uống nước ion kiềm: Cách phòng chống tiểu đường thai kỳ hiệu quả nhất.
Thường thì những người uống nước nhiều hơn mỗi ngày ít có nguy cơ mắc bệnh đường máu cao, so với những người uống lượng nước ít mỗi ngày. Đặc biệt là nước ion kiềm, loại nước sử dụng khá nhiều trong bệnh viện để phục vụ điều trị và hỗ trợ cho các bệnh nhân tiểu đường. Nước ion kiềm có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, các tác nhân gây đột biến gen vì vậy làm cho insulin có thể hoạt động, vận chuyển đường một cách bình thường.Vì thế, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh tiểu đường là bạn nên uống nước ion kiềm và chia làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống khoảng 8 ly nước hoặc mỗi ngày bạn nên uống 1-2 lít nước. Việc uống nước ion kiềm không chỉ hỗ trợ phòng chống bệnh tiểu đường mà còn nhiều loại bệnh khác như: Ung thư, tim mạch, gout….
Nước ion kiềm giúp cho lượng đường trong máu ổn định, giúp phòng ngừa, hỗ trợ bệnh mỡ máu cao,bệnh béo phì, giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.
Với cầu trúc phân tử nhỏ, nó dễ dàng đi vào tế bào, làm cho quá trình trao đổi chất cũng như vận chuyển các chất diễn ra nhanh hơn.
Với bà bầu, nó sẽ giúp trung hòa axit dư thừa trong cơ thể nên làm giảm nguy cơ bệnh tật. Loại bỏ các gốc tự do gây hư hỏng insulin vì vậy làm cho quá trình vận chuyển đường vào tế bào diễn ra bình thường. Vì vậy phòng chống được các bệnh về tiểu đường thai kỳ