Nội dung chính
Tìm hiểu về bệnh táo bón
Táo bón là gì?
Táo bón là một dạng thường gặp của đại tiện khó, đây là hiện tượng gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi. Biểu hiện của táo bón là đại tiện khó khăn, thời gian lâu, phân khô cứng, do đó để đại tiện được người bệnh phải mất nhiều sức và gây ra cảm giác đau rát ở vùng hậu môn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân trực tiếp:của chứng táo bón là do khả năng co bóp của ruột kém, không đủ mạnh.
Nguyên nhân gián tiếp:
Sử dụng thuốc
Một trong số nguyên nhân thường gây táo bón được tìm thấy là do thuốc. Các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh…
Nhịn đại tiện
Phản xạ đi đại tiện có thể điều chỉnh được theo ý muốn. Có nghĩa là một người bình thường có thể ngăn cảm giác mót đại tiện. Dù vậy, nếu sự căn cản thường xuyên nó sẽ tạo thành thói quen và gây mất cảm giác buồn đại tiện từ đó gây táo bón.
Các thói quen khi đi đại tiện.
Thói quen vừa đi đại tiện vừa đọc báo hoặc sử dụng điện thoại làm cho quá trình đại tiện kéo dài cũng dễ làm bạn mắc táo bón.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống rất quan trọng và nó quyết định đến hơn 70% nguy cơ bị táo bón. Chế độ ăn thiếu chất xơ, nhiều chất đạm, chất béo là nguyên nhân chính gây nên bệnh táo bón. Chất xơ rất quan trọng để duy trì phân to, mềm. Do đó, các chế độ ăn ít chất xơ có thể gây táo bón. Nguồn chất xơ tốt nhất là rau củ quả và các loại trái cây
Uống không đủ nước:
Nước chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 75% trọng lượng cơ thể. Nếu mỗi ngày bạn không uống đủ lượng nước cho cơ thể, bạn dễ bị táo bón. Do nước đóng vai trò rất quan trọng trongquá trình tiêu hóa, nó giúp thức ăn dễ tiêu hơn, thúc đẩy quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Thuốc nhuận tràng
Một trong những nguyên nhân nghi ngờ gây táo bón nặng là lạm dụng các chất kích thích nhuận tràng. Đã có những bằng chứng cho rằng sử dụng thường xuyên chất kích thích nhuận tràng có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh đại tràng và nếu kéo dài có thể gây mất chức năng hoặc thay đổi chức năng đại tràng,các dây thần kinh kiểm soát cơ đại tràng.
Các rối loạn hormon
Hormon tác động lớn đến việc đi đại tiện. Nếu lượng hormon tuyến giáp quá ít và hormon cận giáp quá nhiều có thể gây táo bón.
Trong thời kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, nồng độ hormon estrogen và progesteron cao có thể gây táo bón. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài. Mức độ hormon estrogen và progesteron cao trong quá trình mang thai cũng là nguyên nhân gây táo bón.
Các bệnh lý ảnh hưởng đến đại tràng
Có nhiều bệnh lý có ảnh hưởng đến chức năng của đại tràng. Các bệnh này gồm có xơ cứng bì, bệnh Hirschbrung, tiểu đườn, tắc ruột, Chagas,ung thư hay chít hẹp đại tràng
Các bệnh lý hệ thần kinh trung ương
Vài bệnh lý não và tuỷ sống cũng có khả năng gây nên táo bón như bệnh Parkinson, xơ cứng toàn thể, và chấn thương tuỷ sống.
Đại tràng vô lực
Là tình trạng thần kinh hoặc cơ đại tràng không hoạt động một cách không bình thường. Kết quả là những thứ trong đại tràng không được đẩy một cách bình thường. Nguyên nhân gây ra đại tràng vô học chưa được tìm rõ
Rối loạn sàn chậu
Rối loạn sàn chậu là việc cơ sàn chậu bao quanh trực tràng hoạt động một cách không bình thường.
Biểu hiện của bệnh táo bón
Khi bị táo bón sẽ có những biểu hiện sa
+ Đi đại tiện khó khăn và không đều
+ Phân khô và cứng phải rặn nên cơ thể mất sức, mệt mỏi
+ Đại tiện lâu, không đều
+ Các dấu hiệu khác như đau bụng, đầy bụng, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi…
+ Sưng căng bụng, nhức đầu, và ăn mất ngon.
+ Lưỡi có màngi đóng màng, hơi thở hôi và có vị khó chịu trong miệng.
+ Tâm trạng buồn phiền, lo âu, mệt mỏi
Cách phòng chống bệnh táo bón
Táo bón có thể gây ra nhiều nguy hại và có thể là biến chứng nếu không được chữa trị. Nhưng thật may mắn vì đây là căn bệnh rất dễ phòng tránh. Ăn uống đúng cách, luôn dành thời gian để vận động cơ thể là 2 cách đơn giản mà hữu hiệu để phòng chống bệnh táo bón.
-
Ăn uống để phòng chống bệnh táo bón
Tăng cường ăn các thức ăn có nhiều chất xơ:
– Rau xanh, hoa quả, hạt ngũ cốc; ăn các chất lâu tiêu như bánh mỳ đen, khoai, sắn, gạo lức… Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, ức chế quá trình gây thối, ngoài ra các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài. Việc ăn các chất này làm tăng khối lượng phân – kích thích lên thành ruột, gây cảm giác mót đại tiện.
– Các thức ăn như các đồ dầm giấm, thịt gân, các đồ xông khói,thịt bạc nhạc, sữa chua cũng là các chất nhuận tràng.
– Ăn uống đúng giờ, đúng bữa. Nên ăn 1 cốc sữa chua trước khi đi ngủ sẽ làm tăng các vi khuẩn có lợi, giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
– Tạo thói quen đi đại tiện 1 ngày/ lần, đúng giờ và nên đi buổi sáng hoặc chiều tối.Khi buồn đại tiện không được nhịn và không rặn khi đi đại tiện để tránh các bệnh như trĩ, nứt thành hậu môn.
– Tránh ăn các thức ăn nhanh, thức ăn nóng, các chất kích thích như ớt cay, hạt tiêu, nước chè đặc, cafe, ca cao, rượu nho đỏ. Hạn chế cà phê, hút thuốc,uống rượu
– Một số loại thuốc có thể gây ra táo bón như thuốc an thần, thuốc chống nôn, thuốc chữa viêm loét dạ dày,thuốc hạ huyết áp…
Uống đủ nước
– Đa số những người bị táo bón là do việc không uống đủ nước trong ngày. Uống nước đủ dẫn đến tăng tỷ lệ nước trong thành phần của phân và giảm táo bón. Bình thường trong thành phần của phân chiếm khoảng 75 – 78% là nước.
– Nếu tỷ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% đã làm khối phân bị khô khó di chuyển theo ruột già, còn nếu tỷ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân khô cứng và hoàn toàn bị tắc.
–Lượng nước cần cho cơ thể mỗi ngày khuyến cáo là khoảng 2 – 2,5 lít nước ở các dạng khác nhau như nước lọc, nước canh, nước chè….. Tốt nhất là nên sử dụng nước ion kiềm, loại nước đã được các nhà khoa học chứng minh với nhiều tác dụng hỗ trợ và điều trị các bệnh về đường ruột: thanh lọc, rửa sạch các cặn bám lên thành ruột, điều trị viêm đại tràng….
– Mỗi sáng, ngay sau khi ngủ dậy, cần uống 1 cốc nước ion kiềm hoặc nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng giúp kích thích nhu động ruột và trong ngày nên uống 6 – 8 cốc nước ở các dạng khác nhau.
– Nếu lao động thể lực trong điều kiện nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi hoặc những ngày mùa đông có độ ẩm thấp, phụ nữ đang cho con bú, người đang trong tình trạng sốt thì cần uống nước nhiều hơn bình thường
2.Vận động, tập luyện thể dục
– Trong xã hội hiện này, do đặc điểm của công việc là ít vận động nên đó cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra nhiều chứng bệnh trong đó có bệnh táo bón. Tích cực tập luyện thể dục thể thao, tăng cường vận động,đặc biệt là các bài tập rèn sức bền như bơi, đi bộ nhanh, chạy cự ly dài, sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng của các bệnh đường tiêu hoá cụ thể là bệnh táo bón
– Trong khi tập luyện, sự chuyển động của các cơ quan nội tạng, cải thiện đáng kể chức năng của ruột, tăng cường trương lực thành ruột, tăng tiết muối magiê vào thành ruột làm tăng nhu động ruột và phục hồi chức năng tiêu tháo của ruột. Như vậy có thể nói, đi bộ và chạy là phương pháp hữu hiệu để chữa chứng bệnh táo bón.
– Thường xuyên thực hiện các động tác xoa nhẹ,massage ở vùng bụng, xoa với khăn lạnh ẩm sẽ giúp tăng cường nhu động ruột và chức năng tiêu tháo của ruột.
Táo bón là bệnh ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên nếu ta thực hiện được đầy đủ 2 nguyên tắc trên là chế độ ăn hợp lý và vận động thường xuyên thì bệnh táo bón không còn là vấn đề đáng lo lắng. Chế độ ăn đầy đủ giàu dinh dưỡng và nhiều chất xơ sẽ giúp cho các bạn không chỉ phòng chống bệnh táo bón mà còn phòng chống nhiều căn bệnh khác.
Liên hệ ngay với Chuyên gia để được tư vấn giải pháp:
– Phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh tật (ung thư, tim mạch, tiểu đường, gout…)
– Đào thải độc tố trong cơ thể
– Làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên