Ở Việt Nam nguồn nước cứng chiếm một tỉ lệ lớn, đặc biệt là các khu vực miền Bắc và khu vực miền Trung. Nước máy ở Hà Nội có độ cứng tạm thời từ 250 đến 320 mg/l. Nước giếng khoan (chưa xử lý) ở Hà Nội có độ cứng tạm thời từ 250 đến 450mg/l. Nhiều câu hỏi được đặt ra liệu nước cứng có nguy hiểm không?
Nước cứng là gì?
Nước cứng là nước có chứa nồng độ cao của các khoáng chất hòa tan, thường là các muốn của các ion canxi, magie dưới dạng cacbonat (CaCO3 hoặc MgCO3 ), clorua (CaCl2 hoặc MgCl2 ) hoặc sunphat (CaSO4 hoặc MgSO4 ). Độ cứng của nước phụ thuộc vào nguồn của nó. Độ cứng của nước phụ thuộc vào nguồn của nó. Nguồn nước ngầm đi qua các lớp đá vôi, lớp đất đá, lớp trầm tích làm xói mòn, hòa tan ion Ca2+, Mg2+ trong các lớp trầm tích đá vôi sẽ có độ cứng cao.
Độ cứng của nước được xác định bằng miligam canxi cacbonat trong một lít nước (mg/l hoặc ppm). Nói chung, nước có độ cứng dưới 60 mg/l có thể được coi là mềm, nước có độ cứng vừa phải 60-120 mg/l và nước quá cứng > 300 mg/l. Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế về nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT giới hạn của độ cứng trong nước ≥ 300 mg/l.
Nước cứng và sức khỏe
Các nghiên cứu thường phát hiện ra rằng nước cứng có tác động tích cực đến sức khỏe của người uống. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng canxi và magiê trong nước uống có tác dụng làm giảm tỉ lệ mắc bệnh tim mạch. Cũng có một số bằng chứng cho thấy canxi và magiê trong nước uống có thể giúp bảo vệ khỏi ung thư dạ dày, ruột kết, trực tràng và ung thư tuyến tụy và magiê có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư thực quản và buồng trứng. Nước cứng cũng có thể đóng vai trò bảo vệ chống lại chứng xơ vữa động mạch ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Trong một nghiên cứu về sự khác biệt giữa các khu vực có tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở 76 thành phố ở miền trung Thụy Điển, người ta đã tìm thấy một sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực phía tây có tỷ lệ tử vong cao khi sử dụng nước mềm và các khu vực phía đông có tỷ lệ tử vong thấp khi sử dụng nước cứng.
Tương tự như vậy, trong khi một số nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa độ cứng của nước và sự hình thành sỏi thận, phần lớn các nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào như vậy.
Người ta ước tính rằng những người sống ở các khu vực nước cứng uống 2 lít nước mỗi ngày sẽ tiêu thụ khoảng 52 mg magie từ nước của họ. Xem xét lượng magie được khuyến nghị hàng ngày là 420 mg, nước có thể chiếm khoảng 12% trong số đó.
Những người mắc bệnh tiểu đường cấp độ 2 thường bị hạ huyết áp (magie thấp) vì cơ chế điều tiết insulin đòi hỏi magie hoạt động. Ở những người này, việc bổ sung magie qua nước uống có thể có lợi. Nồng độ magie tăng cao trong nước cứng cũng có thể có lợi cho những người bị táo bón mãn tính, vì muối magie hoạt động như thuốc nhuận tràng. Một nghiên cứu lưu ý rằng các loại rau nấu trong nước cứng thường cho thấy sự gia tăng nồng độ canxi của chúng, trái ngược với sự giảm xuống được thấy khi chúng được nấu trong nước mềm.
>>> Xem ngay: Chuyên gia tọa đàm: Mối quan hệ giữa nước và bệnh tim mạch
Ảnh hưởng của nước cứng đến sinh hoạt hàng ngày
Nước cứng được nghiên cứu là có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe tuy nhiên nước cứng cũng có một số ảnh hưởng không nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày. Nước cứng có thể cản trở hoạt động của xà phòng và chất tẩy rửa gây mất tác dụng của xà phòng. Tạo kết tủa canxi cacbonat, magie cacbonat bên trong đường ống và nồi hơi làm cho việc gia nhiệt kém hiệu quả. Cần loại bỏ độ cứng khi vượt mức tiêu chuẩn 300 mg/l. Bộ lọc làm mềm nước có thể tránh được những vấn đề này thông qua việc sử dụng nhựa trao đổi ion thay thế các ion canxi và magie bằng các ion natri và kali.
Về cơ bản, trong khi nước cứng có thể gây khó khăn cho các thiết bị và đường ống và những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng có thể cung cấp cho cơ thể một lượng canxi và magie hấp thụ hàng ngày. Độ cứng lý tưởng được các chuyên gia khuyên dùng là 170 mg/l.
>>> Xem ngay: Máy lọc nước nano giữ lại canxi và khoáng chất tự nhiên