Dùng nước còn khoáng hay nước tinh khiết để nấu ăn? Trước thực trạng nguồn nước và thực phẩm bẩn, không bảo đảm hiện nay thì việc lựa chọn một loại nước tốt để nấu ăn là vô cùng quan trọng vừa không làm mất chất thức ăn lại bảo vệ sức khỏe.
Nội dung chính
Hiểu đúng về nước khoáng, nước tinh khiết là gì?
Nước cất là nước tinh khiết: nước nguyên chất, được điều chế bằng cách chưng cất và thường được sử dụng trong y tế như pha chế thuốc tiêm, thuốc uống, biệt dược, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương. (Theo Wiki).
Nước tinh khiết là nước cất và là nước khử khoáng (deionization) có hàm lượng khoáng thấp (low mineral) còn gọi là nước sau màng lọc RO (R/O filters) –Theo WHO- . Từ đó nước tinh khiết hay còn gọi là nước khử khoáng.
Nước còn khoáng được hiểu là nước có hàm lượng khoáng chất là canxi, magie, zn,…trong thành phần của nước. Nước còn khoáng được tạo ra từ máy lọc nước công nghệ nano. Điển hình trong đó là công nghệ tạo nước Ion canxi Geyser LB Nga; cho nước không những còn khoáng mà giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ nhờ tinh thể Ion thanh mảnh.
Dùng nước tinh khiết hay nước còn khoáng nấu ăn?
Xem thêm: Những loại nước uống tốt cho sức khỏe chống lại bệnh tật hiện nay
Phân vân không biết lựa chọn nước tinh khiết hay nước còn khoáng để nấu ăn khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng sợ rằng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Sau đây là những kiến thức bổ ích giúp bạn có thể lựa chọn đúng loại nước tốt dùng để nấu ăn mỗi ngày bảo vệ sức khỏe gia đình một cách tốt nhất nhé.
Điều gì xảy ra nếu dùng nước tinh khiết nấu ăn?
Nhiều người thường có suy nghĩ sai lầm trong việc sử dụng nước tinh khiết để nấu ăn sẽ giúp thức ăn giữ lại thành phần dinh dưỡng, không làm mất chất thức ăn.
Tại hội nghị chuẩn bị hướng dẫn tiêu chuẩn nước ăn uống, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xem xét đến thành phần khoáng chất yêu cầu và tối ưu trong nước tinh khiết thông qua việc đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe của việc tinh khiết . Qua đây, Tổ chức WHO đã đưa ra khuyến cáo trong việc sử dụng nước tinh khiết dùng cho nấu ăn.
Dưỡng chất ở thức ăn sẽ bị mất
Khi chế biến thức ăn, nước tinh khiết có thể làm mất các chất cần thiết trong thức ăn (rau, thịt, ngũ cốc). Mất chất có thể lên đến 60 % với magie và canxi thậm chí còn hơn đối với các nguyên tố vi lượng (đồng 66 %, mangan 70%, cabal 86 %).
Theo đó, WHO cũng khuyến cáo việc dùng nước tinh khiết nấu ăn có thể gây nguy hại cho sức khỏe bởi:
Nước tinh khiết thường không ổn định và có khả năng ăn mòn vật liệu khi tiếp xúc. Nguồn nước này dễ hòa tan các kim loại và một số chất hữu cơ từ đường ống, lớp phủ, bình chứa, các đầu nối, từ đó tạo ra các hợp chất phức với các chất độc. Theo báo cáo từ Tổ chức WHO thì:
Trong số 8 đợt nhiễm độc hóa chất từ nguồn nước ở Mỹ năm 1993 – 1994, có 3 trường hợp nhiễm chì ở trẻ sơ sinh với hàm lượng trong máu là 15, 37, 72 microgam/dL. Hàm lượng chì được quan tâm là 10 microgam/dL. Trong cả 3 trường hợp này thì chì thâm nhập vào nước từ các đầu nối bằng đồng và mối làm kín bằng chì trong bồn chứa.
3 hệ cấp nước sử dụng nước có hàm lượng khoáng thấp làm cho quá trình nhiễm độc nhanh. Mẫu nước lưu trong vòi tại bếp có các nồng độ 495 và 1050 microgam/L tại nhà của 2 trẻ có hàm lượng trong máu cao nhất; nồng độ trong nước của gia đình trẻ số 3 là 66 microgam/L.
Theo đó, nếu sử dụng “nước còn khoáng” với hàm lượng Canxi, ở một mức độ nhất định, và magie trong nước và thức ăn được biết có khả năng chống độc. Các nguyên tố này ngăn cản quá trình hấp thu các chất độc như chì cadimi qua ruột vào máu, thông qua con đường tạo các chất không có khả năng hấp thụ và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Dùng nước còn khoáng nấu ăn điều gì xảy ra?
Mất canxi, magie và các nguyên tố cần thiết khi chế biến thức ăn bằng nước ít khoáng. Khi chế biến thức ăn, nước mềm ( nước tinh khiết) có thể làm mất các chất cần thiết trong thức ăn (rau, thịt, ngũ cốc). Mất chất có thể lên đến 60 % với magie và canxi thập chí còn hơn đối với các nguyên tố vi lượng (đồng 66 %, mangan 70%, cobal 86 %).
Ngược lại khi sử dụng nước cứng (nước còn khoáng), lượng chất bị mất thấp hơn
nhiều, trong một số trường hợp hàm lượng canxi trong thực phẩm tăng lên sau khi chế biến. – Nguồn WHO-
Do hầu hết các chất dinh dưỡng được tiêu hóa với thức ăn, sử dụng nước khoáng thấp để chế biến thức ăn sẽ làm thiếu hụt các chất. Chế độ ăn hiện nay của nhiều người thường không cung cấp đủ các chất cần thiết nên việc mất chất trong quá trình chế biến thực phẩm cần phải được hạn chế.
Từ đó chúng ta rút ra được kết luận: Không nên dùng nước tinh khiết nấu ăn, vì nó không những không giữ được khoáng chất trong thực phẩm mà còn làm mất đi. Việc sử dụng nước còn khoáng là điều quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe bạn và gia đình hiện nay.
Lộ trình thay đổi giá nước sạch mùa covid-19 Hà Nội có gì thay đổi?
Nhiều người dân Hà Nội hiện nay đang lo lắng việc mùa dịch bệnh Covid-19 đến nay vẫn chưa dừng lại, liệu giá nước sinh hoạt Hà Nội thời điểm này sẽ tăng hay giảm? Sau đây, là những thông tin cụ thể được nhiều người quan tâm.
Giá nước sạch cho hộ dân
Với hộ dân, giá nước sạch sinh hoạt sẽ được tính theo định mức hộ đó tiêu thụ nhân với số khối nước đã dùng trên một tháng. Định mức tiêu thụ cụ thể cho hộ gia đình như sau:
STT |
Mức sử dụng hàng tháng |
Giá bán (đồng/m3) |
1 |
Mức 10m3 nước sạch đầu tiên |
5.973 |
2 |
Từ trên 10-20m3 |
7.052 |
3 |
Từ trên 20-30m3 |
8.669 |
4 |
Trên 30m3 |
15.929 |
Giá nước sạch cho các hộ nghèo
Giá 1 khối nước bao nhiêu tiền dành cho hộ nghèo? Hộ nghèo là những hộ có khó khăn về mặt kinh tế, chính vì vậy Nhà nước ta luôn có nhiều sự quan tâm, ưu đãi dành cho những gia đình này. Vì vậy giá nước sạch dành cho các hộ nghèo, cận nghèo sẽ được ưu đãi hơn các đối tượng khác trong xã hội. Giá nước sạch dành cho hộ nghèo được quy định như sau:
STT |
Mức sử dụng hàng tháng |
Giá bán (đồng/m3) |
1 |
Mức 10m3 nước sạch đầu tiên |
3.600 |
2 |
Từ trên 10-20m3 |
4.500 |
3 |
Từ trên 20-30m3 |
5.600 |
4 |
Trên 30m3 |
|
Giá nước sạch cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh
Đối với các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp hay kinh doanh dịch vụ sẽ phải trả một mức giá mà không có định mức như 2 đối tượng trên. Giá nước sạch dành cho các cơ quan này được tính như sau:
STT |
Mức sử dụng hàng tháng |
Giá bán (đồng/m3) |
1 |
Cơ quan hành chính như trường học, bệnh viện, công viên, cơ quan nhà nước |
6.700 |
2 |
Với các đơn vị kinh doanh sản xuất, các xưởng chế biến |
6.700 |
3 |
Với các đơn vị kinh doanh dịch vụ như nhà hàng, quán nước, quán cafe, spa…. |
11.000 |
Qua đây chúng ta thấy được lộ trình giá nước sạch mùa Covid-19 hiện nay vẫn được giữ nguyên chưa có thay đổi gì so với công văn nhất trước đó. Để bảo vệ sức khỏe gia đình, người thân tránh bệnh tật thì việc uống đủ nước mỗi ngày và lựa chọn cho mình những loại nước tốt cho sức khỏe là điều vô cùng quan trọng. Xem thêm một số thiết bị lọc nước cho ra nước còn khoáng tốt nhất hiện nay TẠI ĐÂY nhé.