Nguyên nhân gây ra bệnh gout
Nguyên nhân gây ra bệnh gout:
Gút là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp của bệnh gút là do trục trặc về gen. Cho đến nay, giới khoa học đã xác định được 5 gen liên quan đến bệnh gút: HGPRT1, Glc6-photphat tại gan và 3 gen PRPPs1,2,3 có trong tinh hoàn. Trong bệnh gút, hiện tượng viêm khớp xuất hiện là do các tinh thể nhỏ của một chất gọi là Acid uric lắng đọng trong khớp, đó là tinh thế muối Urat. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Các chất này cũng có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như gan, các loại đậu và đậu Hà Lan khô và cá cơm.
Vi tinh thể muối Urat là sản phẩm của acid uric kết tủa thành khi gặp điều kiện thuận lợi. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng.
Nguyên nhân gây ra tăng acid uric máu thì có nhiều, người ta phân ra 3 loại như sau:
+ Gút nguyên phát: Đây là nguyên nhân chủ yếu. Loại này thường có yếu tố gia đình, khởi phát thường do ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin và thường kèm theo uống quá nhiều rượu.
+ Gút thứ phát: Là hậu quả của tăng acid uric máu do tiêu tế bào quá mức (bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính, thiếu máu huyết tán, bệnh vẩy nến diện rộng…) hoặc do suy thận.
+ Gút do bất thường về enzym: Do thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym HGPRT, là enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa acid uric, gây ra bệnh gút khởi phát sớm ở trẻ em (rất nặng và hiếm gặp).
Thói quen uống rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh gút. Trong đó bia là yếu tố nguy cơ mạnh nhát nhất với bệnh gút. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có tới 75-84% bệnh nhân gút uống rượu bia thường xuyên trung bình từ 7-10 năm. Một số nghiên cứu thấy rằng những người thừa cân, béo phì thì bị tăng nguy cơ mắc bệnh gút gấp 5 lần bệnh nhân không bị béo phì.
Các giai đoạn của bệnh gout:
Giải pháp phòng chống bệnh gout
– Bổ sung nước kiềm:
Nước giúp loại bỏ acid uric khỏi cơ thể, vì vậy cần tăng cường uống nước giúp phòng tránh được bệnh gout.
Nước chiếm 75% trọng lượng cơ thể nên nó có vai trò vô cùng quan trọng đối vớ cơ thể.Loại nước tốt nhất để hỗ trợ phòng cũng như điều trị bệnh gout đó là nước điện giải hay nước ion kiềm. Với tính kiềm cao và tính khử oxy hóa, nó sẽ giúp trung hòa axit, loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh nhân gout cũng như hỗ trợ phòng chống bệnh. Nước ion kiềm là một giải pháp được sử dụng phổ biến ở các bệnh viện lớn, nó được coi là giải pháp đơn giản và hữu hiệu nhất, giúp giảm lượng thuốc điều trị cũng như cải thiện tình trạng bệnh tật.
-Thường xuyên vận động:
Ngoài chế độ dùng thuốc và chế độ ăn ra thì chế độ luyện tập cũng đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể thoải mái, hạn chế sự sinh axit uric, hạn chế sự lắng đọng tinh thể muối urat.
–Ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng: Tăng cường ăn nhiều rau xanh, củ, quả, ăn vừa đủ thịt. Những loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại hạt, rau nhiều chất xơ là những thực phẩm có lượng purine thấp. Những thực phẩm này có tác dụng giảm nồng độ acid uric trong máu. Quả anh đào và quả mâm xôi được các chuyên gia khuyên nên dùng.
Ăn vừa đủ hoặc hạn chế các thực phẩm giàu purin:
+Hải sản các loại.
+ Các loại thịt có màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…
+ Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…
+ Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…
+ Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như:Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
+ Không ăn khuya để giảm bớt gánh nặng làm việc cho gan (Gan là cơ quan chuyển hóa đạm, sinh acid uric).
-Hạn chế dùng các loại đồ uống dạng chất cồn như : Rượu, bia, cơm rượu,…
+ Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.
+ Giảm các đồ uống có tính toan (có vị chua) như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận (do acid lactic trong các đồ uống đó chiếm hết đường đào thải acid uric), tăng nguy cơ sỏi thận.
Tóm lại để phòng tránh và hạn chế sự phát triển của bệnh gút, cần kiêng rượu và các chất kích thích như cà phê, ớt. Hạn chế dùng bia và các thức ăn nhiều đạm như thịt đỏ, phủ tạng động vật, hải sản. Nên ăn nhiều hoa quả và rau; uống các loại nước khoáng thiên nhiên chứa bicarbonat hoặc nước ion kiềm. Ngoài ra, cần tránh làm việc quá sức và ăn uống quá mức, không để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc táo bón.