Nước cứng là gì? Uống nước cứng có sao không? Nước cứng có ảnh hưởng gì tới sinh hoạt và sức khỏe?
Nội dung chính
Nước cứng là gì? Cách nhận biết nước cứng
Độ cứng trong nước được tính bằng tổng hàm lượng ion canxi và magie trong nước theo CaCo3 hoặc theo CaO. Theo tiêu chuẩn, độ cứng trong nước sinh hoạt, ăn uống đạt mức tối đa là 300ppm hoặc là 300mg/ lít tính theo CaCO3.
Nước cứng được phân loại theo độ cứng như sau:
– Nước mềm: độ cứng từ 0-60ppm
– Nước hơi cứng: độ cứng từ 61-120 ppm
– Nước cứng: độ cứng từ 121-180 ppm
– Nước rất cứng: độ cứng > 181 ppm
Phân loại nước cứng theo thành phần như sau:
– Nước cứng tạm thời: do muối Ca(CO3)2 và Mg(HCO3)2 có chứa Ca2+, Mg2+, HCO3– gây ra. Khắc phục bằng cách đun sôi, sẽ xuất hiện kết tủa trắng.
– Nước cứng vĩnh cửu: do các loại muối MgSO4, MgCl2, CaCl2, CaSO4 gây ra. Khi đun sôi không có kết tủa nên cần xử lý bằng giải pháp làm mềm khác.
– Nước cứng thành phần: gồm tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu, chứa cả muối , Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2 và muối MgCl2, MgSO4, CaCl2, CaSO4.
Ảnh hưởng của nước cứng tới đời sống, sinh hoạt
Theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế thì nước ăn uống sinh hoạt thì TDS đạt tiêu chuẩn tối đa là 300ppm. Tuy nhiên, TDS>100 ppm đã gây ra hiện tượng bám cặn và ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt.
– Bám cặn, phá hủy thanh đốt: Nước cứng chính là nguyên nhân gây ra các hiện tượng bám cặn cho các thiết bị, đặc biệt là ở các nồi hơi. Các cặn bám sẽ làm cản trở quá trình tản nhiệt của thanh đốt, và dẫn đến việc tiêu tốn quá nhiều năng lượng. Đồng thời khiến tuổi thọ của thanh đốt và các thiết bị suy giảm, nhanh hỏng và tốn kém chi phí bảo trì. Trong sản xuất công nghiệp và gia đình, hiện tượng bám cặn gây thiệt hại lớn cho máy móc và giảm tuổi thọ cho các thiết bị, gây mất thẩm mỹ cho không gian gia đình.
– Hao tổn chất tẩy rửa, xà phòng giặt: Nước cứng không chỉ khiến quần áo khô ráp mà còn làm hao tổn rất nhiều chất tẩy rửa và xà phòng giặt bởi khả năng hấp thụ chất tẩy rửa rất lớn.
– Các vấn đề khác: Bạn có bao giờ để ý thấy tóc mình thường xuyên khô, rối, làn da dần trở nên khô ráp, quần áo khô cứng sau khi giặt và phơi khô, …? Đó chính là ảnh hưởng trực tiếp khi gia đình bạn sử dụng nước cứng trong trong thời gian dài.
Vậy với sức khỏe, uống nước cứng có sao không?
Theo như đã đề cập, nước cứng được chia ra thành những cấp độ khác nhau. Nước cứng có ảnh hưởng tới sinh hoạt, đời sống như vậy thì liệu rằng uống nước cứng có sao không?
Theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, giới hạn tối đa TDS của nước ăn uống sinh hoạt là 300ppm, tuy nhiên TDS>100 ppm đã xảy ra hiện tượng bám cặn. Vì vậy. uống nước cứng là hết sức bình thường. Bởi đó chính là hàm lượng khoáng Canxi và Magie trong nước.
Vai trò của khoáng chất trong nước
Theo các nghiên cứu khoa học và công bố của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, uống nước có chứa khoáng chất là vô cùng tốt và cần thiết với sức khỏe:
– Tỷ lệ tử vong do ung thư và tim mạch tỉ lệ nghịch với lượng khoáng chất có trong nước uống.
– Chế độ ăn uống đầy đủ cũng không đảm bảo được lượng khoáng chất thiếu hụt có trong nước uống.
– Sử dụng nước tinh khiết để nấu ăn có thể làm giảm tới 60% dưỡng chất có trong thực phẩm.
– Khoáng chất dưới dạng ion dễ dàng hấp thụ vào cơ thể hơn khoáng chất có trong thực phẩm.
– Canxi và magie là 2 khoáng chất cần thiết và có vai trò quan trọng với chức năng tim và co bóp cơ.
WHO cũng đưa ra các khuyến cáo về hàm lượng khoáng chất có trong nước uống:
– Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan: TDS từ 100-1000 ppm
– Độ cứng của nước theo CaCO3 ừ 75 – 125 ppm.
Nếu bạn vẫn còn nghi vấn, hãy làm một thí nghiệm nhỏ nhé! Mua các loại nước khoáng có bán ở cửa hàng, siêu thị về đun sôi và quan sát hiện tượng. Nước càng đắt tiền, lượng khoáng chất càng nhiều thì càng xuất hiện nhiều kết tủa.
Kết luận: Nước cứng gây ra hiện tượng bám cặn và làm giảm tuổi thọ các thiết bị nhưng lại rất tốt cho sức khỏe.