Hiện nay nhiều người đang cho rằng việc uống nước cứng là một phần gây ra các bệnh về sỏi thận. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu hay bằng chứng nào đưa ra để chứng minh cho những ý kiến trên. Việc uống không đủ nước và các chất lỏng khác, gây ra tình trạng thiếu nước, chắc chắn làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi niệu ở tất cả các loại. Sỏi niệu là sự hình thành sỏi tiết niệu hoặc sỏi trong bàng quang hoặc đường tiết niệu. Sự hình thành sỏi tiết niệu là một quá trình liên quan đến nhiều yếu tố, tức là không chỉ do thiếu hụt nước uống mà còn do yếu tố di truyền, thói quen ăn uống, điều kiện khí hậu và xã hội, giới tính, v.v.
Nội dung chính
Thế nào là nước cứng?
Nước cứng là loại nước chứa hàm lượng chất khoáng cao, chủ yếu là hai ion canxi (Ca2+) và magie (Mg2+). Nước cứng được hình thành khi nước ngầm thấm qua những lớp đá vôi, đá phấn, hoặc thạch cao mà những loại đá này vốn chứa lượng lớn ion canxi và magie ở dạng hợp chất cacbonat, bicacbonat, sulfat.
Phân loại các cấp độ nước cứng theo USGS (Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ):
- Nước mềm: Độ cứng từ 0 – 60 mg/ l
- Nước cứng vừa phải: Độ cứng từ 61 – 120 mg/ l
- Nước cứng: Độ cứng từ 121 – 180 mg/ l
- Nước rất cứng: Độ cứng > 180 mg/ l
Giới hạn nước cứng ở Việt Nam
Bản chất nguồn nước ở Việt Nam nước cứng thường nằm ở các khu vực Miền Bắc và Miền Trung với độ cứng thường nhỏ hơn 300 mg/l, còn khu vực miền Nam thường sử dụng nước mềm với độ cứng thường nhỏ hơn 100 mg/l.
Ở Việt Nam theo tiêu chuẩn mà Bộ Y tế đưa ra về hàm lượng độ cứng trong nước tính theo CaCO3 ≤ 300 mg/l. Và chúng ta nên sử dụng nguồn nước cứng nằm trong tiêu chuẩn mà Bộ Y tế đưa ra.
Những nghiên cứu về nước cứng và bệnh sỏi thận
Một số ý kiến đã cho rằng độ cứng của nước cao hơn có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh sỏi niệu cao hơn trong dân số được cung cấp nước như vậy. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy nước mềm hơn có liên quan đến nguy cơ sỏi niệu cao hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ học gần đây nhất giải thích những kết quả gây tranh cãi này bằng sự khác biệt trong những nghiên cứu và nói rằng độ cứng của nước khác nhau giữa các giá trị thường được báo cáo đối với nước uống không phải là một yếu tố đáng kể trong bệnh sỏi niệu (Singh và cộng sự, 1993; Ripa và cộng sự, 1995; Kohri và cộng sự, 1993; Kohri và cộng sự, 1989).
Bất kỳ mối tương quan nào giữa độ cứng của nước, hoặc mức canxi hoặc magiê trong nước uống và tỷ lệ mắc bệnh sỏi niệu không được tìm thấy trong nghiên cứu dịch tễ học rộng lớn ở Hoa Kỳ với 3270 bệnh nhân (Schwartz và cộng sự, 2002).
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm chứng minh rằng độ cứng của nước cao hơn không gây ra bất kỳ nguy cơ nào đối với sỏi niệu (điều này đúng với độ cứng nằm trong giới hạn tiêu chuẩn) và xác nhận đồng thời rằng uống nước giàu canxi (hoặc giàu magiê nước) làm giảm nguy cơ sỏi niệu calci oxalat (Rodgers, 1997; Rodgers, 1998; Caudarella và cộng sự, 1998; Marangella và cộng sự, 1996; Gutenbrunner và cộng sự, 1989; Ackermann và cộng sự, 1988; Sommariva và cộng sự, 1987). Uống nhiều nước như vậy có liên quan đến việc đào thải canxi qua nước tiểu cao hơn và đồng thời với việc đào thải oxalat trong nước tiểu thấp hơn có lẽ do liên kết oxalat với canxi trong ruột để ngăn chặn sự hấp thu oxalat sau đó và tăng cường đào thải oxalat qua phân.
Kết luận
Theo các chuyên gia Y bác sĩ thì nguyên nhân của bệnh sỏi thận thường gây ra do lối sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta như thói quen lười vận động, uống ít nước hoặc các chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ và sử dụng nước ngọt có gas. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân từ các bệnh nền khác như các bệnh về tiêu hóa, viêm đường tiết niệu, bệnh béo phì hoặc các yếu tố di truyền.
Theo các nghiên cứu, việc sử dụng nước cứng nằm trong khoảng giới hạn mà Bộ Y tế đưa ra thì không gây ra các bệnh về sỏi thận. Ngược lại những nguồn nước này là những nguồn nước giàu khoáng, theo WHO nước khoáng giúp làm giảm nguy cơ về các bệnh như tim mạch, ung thư, ngoài ra nước khoáng còn giúp bổ xung một lượng khoáng chất cần thiết cho cơ thể.