Bệnh gout là gì?
Khái niệm:
Gút là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp của bệnh gút là do trục trặc về gen. Cho đến nay, giới khoa học đã xác định được 5 gen liên quan đến bệnh gút: HGPRT1, Glc6-photphat tại gan và 3 gen PRPPs1,2,3 có trong tinh hoàn. Trong bệnh gút, hiện tượng viêm khớp xuất hiện là do các tinh thể nhỏ của một chất gọi là Acid uric lắng đọng trong khớp, đó là tinh thế muối Urat. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Các chất này cũng có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như gan, các loại đậu và đậu Hà Lan khô và cá cơm.
Vi tinh thể muối Urat là sản phẩm của acid uric kết tủa thành khi gặp điều kiện thuận lợi. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng.
Nguyên nhân gây ra bệnh:
- Yếu tố di truyền và phụ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người
- Một số thói quen sinh hoạt trong đời sống thường ngày của chúng ta là thủ phạm cho việc giúp gout dễ dàng xâm nhập như: thói quen ăn nhậu, thiếu vận động, uống ít nước khiến cho acid uric dễ bị ứ đọng ở các khớp
- Hấp thụ quá nhiều thực phẩm có chứa purin như thịt, cá, gan, cua,..
Những biểu hiện của bệnh gút
Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của Gout là gây ra trạng thái sưng tấy, gây đỏ, thậm chí gây ra những cơn đau nhức dữ dội ở các vị trí khớp. Với dấu hiệu này người bênh thường chủ quan cho rằng đó là hiện tượng đau nhức thông thường. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh gout thường không được phát hiện sớm.
Phần lớn số đông người bệnh sau khi điều trị và qua được những cơn đau thường cho rằng mình đã hết bệnh nhưng không biết rằng đó chỉ là trạng thái tạm thời và Gout vẫn đang âm thầm tấn công sâu hơn.
Giai đoạn đầu tiên, gout tiến triển một cách rất nhẹ nhàng và dường như không để lại dấu vết nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao nên người bệnh hoàn toàn không có khả năng nhận biết nếu không thường kiểm tra sức khỏe định kỳ. Sau đó mới xuất hiện những triệu chứng như ngón cái, mắt cá, các khớp tay chân, khủy tay bị sưng đỏ có cảm giác đau. Lâu dần sẽ làm cho các khớp bị sưng tấy, viêm nhiễm và cứng khớp.
Thông thường người mắc phải bệnh Gout thường có những cơn đau tái phát lặp lại trong vòng nhiều năm, trung bình là khoảng từ 1 đến 3 năm tùy theo thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng như chế độ dinh dưỡng và tập luyện.
Ở những giai đoạn sau, những biểu hiện của bệnh gút sẽ rõ rệt hơn qua những khối u, khối cục xung quanh các khớp. Những khối u, cục này không chỉ gây mất thẩm mỹ về góc độ mắt nhìn mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm làm cho các khớp có nguy cơ biến dạng gây đau mãn tính, cực điểm sẽ có thể dẫn đến tàn phế.
Một khi Gout đã xâm nhập vào cơ thể của người bệnh thì vấn đề sử dụng thuốc điều trị chỉ là thời gian sớm hay muộn. Mục đích chính của việc sử dụng thuốc nhằm hạn chế những cơn đau cũng như kéo dài khoảng thời gian giữa các cơn đau khi tái phát, ngăn ngừa sự biến chứng gây ra các bệnh về sỏi thận, sự lây lan các khối u dưới da ở các vị trí khớp xương, giảm mức độ phá hủy các khớp do bệnh gây ra,…
Bệnh gout có phòng chống được không?
Nhiều người vẫn nghĩ rằng bệnh gout rất khó phòng chống nhưng thực ra không phải như vậy.Phòng chống bệnh gout không hề khó
Gout là một bệnh nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng và hủy hoại dần cơ thể người bệnh. Tuy nhiên bệnh gout không phải là không có cách phòng chống. Phòng chống bệnh gout đơn giản bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao là có thể đánh tan các lo âu về bệnh gout.
Chế độ ăn cho bệnh nhân gout
Chế độ ăn cho bệnh nhân gout rất quan trọng vì với bệnh gout thì chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh. Vậy chế độ ăn uống cho bệnh nhân gout như thế nào là tốt? Bệnh nhân gout nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bệnh nhân gout nên ăn gì?
Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoá biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.Khi bị bệnh gout nên ăn các thực phẩm sau:
1.Soup Cà rốt, khoai lang và rau củ cải
Các loại rau củ xay nhuyễn là thực phẩm rất tốt cho bệnh gout. Cà rốt, khoai lang và một số loại rau sẽ giúp giảm chất purine, có tác dụng ngăn cản sự phát triển của bệnh.
2. Salad rau củ quả
Trộn táo, nho, cần tây, và quả óc chó sẽ thành món salad ngon mà rất tốt cho bệnh gout. Món này cung cấp chế độ ăn gồm các loại rau, hạt chứa chất axit malic, giúp giảm chất purine, chống lại bệnh gout.
3. Cà tím và cà chua tốt cho bệnh gout
Cà tím và cà chua là thực phẩm chứa lượng purine thấp. Bạn thể làm món salad cà chua, cà tím và một chút pho mát giúp trung hòa acid uric rất tốt cho bệnh gout.
4. Thịt gà ta và Vịt
Mặc dù, chế độ ăn cho bệnh gout thì thịt thường ít được nhắc đến. Tuy nhiên, bạn không phải tránh nó hoàn toàn, bạn có thể sử dụng thịt gà, thịt vịt, là nhóm thịt chứa ít purine hơn các loại thịt đỏ, hay thịt lợn, gà tây. Gà rang với chanh là món ngon và dễ ăn lại rất tốt cho bệnh nhân gout
Bệnh gout không nên ăn gì?
– Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như:
+ Hải sản các loại.
+ Các loại thịt có màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…
+ Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…
+ Trứng gia cầm nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn
+ Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Măng tre, măng trúc, nấm, giá…
+ Không ăn khuya để giảm bớt gánh nặng làm việc cho gan (Gan là cơ quan chuyển hóa đạm, sinh acid uric).
– Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như:
+ Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…, Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…
+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung, nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…
+ Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ…
+ Giảm các thực phẩm giàu chất béo như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.
– Về đồ uống:
+ Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu,…
+ Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.
+ Giảm các đồ uống có tính toan (có vị chua) như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận
+ Một điều quan trọng nhất là nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày).Không uống nước buổi tối để tránh đi tiểu đêm, ảnh hưởng Sức khỏe.
+ Nên uống nước khoáng không gaz có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tủa urat tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận .
Đồ uống tốt nhất đối với việc hỗ trợ phòng và chống bệnh gout đó là nước ion kiềm. Với tính kiềm mạnh nó sẽ giúp trung hòa các axit dư thừa và đặc biệt là axit uric, tác nhân nên gây bệnh gout. Mặt khác theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì cơ thể khỏe mạnh mang tính kiềm, cơ thể mang tính axit thì dễ bị bệnh tật. Vậy nên nước ion kiềm ngoài tác dụng hỗ trợ phòng chống cũng như điều trị bệnh gout thì nó còn giúp phòng chống nhiều bệnh tật nguy hiểm khác.